Sau trận đánh vào Thị xã Kon Tum tháng 5 năm 1972 của ta thất bại , có nhiều ý kiến bàn luận xung quanh trận đánh này . Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thất bại ? Mời các bạn đón đọc bài viết :

 Sau trận đánh vào Thị xã Kon Tum tháng 5 năm 1972 của ta thất bại , có nhiều ý kiến bàn luận xung quanh trận đánh này . Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thất bại ? Mời các bạn đón đọc bài viết :


NGUYỄN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN THẤT BẠI CỦA TA TRONG TRẬN ĐÁNH THỊ XÃ KON TUM MÙA HÈ ĐỎ LỬA NĂM 1972 

                           Nguyễn Đình Thi - Sư đoàn 10 


   Bước sang năm 1972 , Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh của ta quyết định mở cuộc tiến công chiến lược trên 3 mặt trận , đó là Trị Thiên , Tây Nguyên và Đông Nam Bộ . Nhằm “ … tiêu diệt lớn quân địch và mở rộng vùng giải phóng , góp phần làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch , thay đổi cục diện chiến tranh ở miền Nam , đưa cuộc kháng chiến lên một bước mới “ . Mặt trận Tây Nguyên được Bộ Tổng Tư lệnh giao nhiệm vụ : “ … Tiêu diệt một bộ phận quan trọng chủ lực Quân đoàn 2 và lực lượng Tổng dự bị của địch . Giải phóng vùng Đắc Tô - Tân Cảnh và thị xã Kon Tum , khi có điều kiện phát triển xuống Plei Ku , mở rộng vùng căn cứ Tây Gia Lai , Đắc Lắc , hình thành một vùng căn cứ địa hoàn chỉnh nối liền với căn cứ miền Đông Nam Bộ “ .


Thực hiện nhiệm vụ của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh giao cho . Mặt trận Tây Nguyên đã quyết định mở chiến dịch Bắc Tây Nguyên . Kế hoạch tác chiến của Chiến dịch được chia thành 2 đợt :

Đợt 1 , từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 24 tháng 4 năm 1972 . Mục tiêu của đợt này là : sử dụng Sư đoàn 320 tấn công vào tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch ở phía Tây sông Pô Kô , khu vực điểm cao 1015 và 1049 . Các Trung đoàn 95 , 28 , 24 cắt đường giao thông 14 tại Chư Pao , Chư Thoi , Võ Định , diệt các đoàn xe , tập kích các trận địa pháo , chia cắt, cô lập địch ở Đắc Tô - Tân Cảnh , sau đó dùng Sư đoàn 2 và Trung đoàn 66 tấn công tiêu diệt Sư đoàn 22 địch ở Tân Cảnh và quận lỵ Đắc Tô . 

Đợt 2 : từ ngày 25 tháng 4 đến ngày 6 tháng 6 năm 1972 . Sử dụng Sư đoàn 2 , Sư đoàn 320 , Trung đoàn 28 , 66 cùng bộ đội địa phương tỉnh Kon Tum tấn công quân địch ở vùng ven thị xã Kon Tum sau đó tấn công Thị xã Kon Tum . 


Đợt 1 của chiến dịch Bắc Tây Nguyên , các đơn vị của Mặt trận Tây Nguyên thực hiện rất tốt , đã tiêu diệt được Sư đoàn 22 của địch , giải phóng một vùng rộng lớn ở Bắc Kon Tum . 

 Sang đợt 2 do gặp một số khó khăn về đạn , gạo và đường xá , mùa mưa xuất hiện ta chưa đủ điều kiện để thực hiện đánh ngay thị xã Kon Tum nên Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận quyết định lui thời gian tấn công sang ngày 10 tháng 5 , đến ngày 10 tháng 5 công tác chuẩn bị vẫn chưa hoàn tất lại phải chuyển thời gian tấn công sang ngày 14 tháng 5 . Để đảm bảo cho trận đánh thắng lợi , Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận quyết định tấn công thị xã Kon Tum chia thành 2 bước : 

Bước 1 : đánh địch ở vùng ven , thời gian thực hiện từ đêm 13 rạng 14/5 đến ngày 24/5 .

Bước 2 : tấn công thị xã Kon Tum , thời gian bắt đầu từ đêm 24 rạng 25 tháng 5 đến 6/6 . 


  Từ đêm 13 rạng ngày 14/5/72 đến ngày 24/5/72 , các Trung đoàn 64 , 48 , 141 , 28 đã tổ chức tấn công đánh địch ở vòng ngoài thị xã ở Võ Định , khu vực Đường Ngang - ngã ba Trung tín , căn cứ Lôi Hổ , Trung đoàn 95 , 24 cắt đường giao thông 14 ở Chư Thoi , Chư Pao nhưng kết quả không đạt được như mong muốn . Trước tình hình trên Bộ chỉ huy Chiến dịch quyết định tập trung lực lượng , khắc phục khó khăn mở đợt tấn công vào thị xã Kon Tum . Lực lượng tham gia trận đánh này ngoài Sư đoàn 2 , Tiểu đoàn 3 - Trung đoàn 48 - Sư đoàn 320 , Trung đoàn 28 còn có thêm Tiểu đoàn 8 - Trung đoàn 66 , Đại đội 3 - Tiểu đoàn đặc công 10 , Đại đội 209 bộ đội địa phương tỉnh Kon Tum , Tiểu đoàn xe tăng 297 .  Sáng 25 tháng 5 , các lực lượng của ta đã chính thức nổ súng tấn công thị xã Kon Tum . Sau 2 ngày chiến đấu quyết liệt ta đã chiếm được phía Nam khu hành chính Tỉnh , Toà Giám mục , khu nghĩa trang , trại Ngọc Hồi  ( hậu cứ của Trung đoàn thiết giáp ) , Sở chỉ huy Trung đoàn 44 , hai phần ba sân bay Kon Tum  , bệnh viện dã chiến 2 , hai phần ba biệt khu 24 , kho 40 , 41 , một phần khu cơ giới nhưng sau đó bị địch tổ chức phản kích đánh bật ra ngoài . Đêm ngày 5 rạng ngày 6/6/72 , xét thấy những điều kiện để tiêu diệt hoàn toàn quân địch ở Thị xã Kon Tum không còn nữa nên Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận quyết định rút toàn bộ lực lượng còn lại ra ngoài thị xã Kon Tum , kết thúc trận đánh . 


                 Tại sao trận đánh này thất bại ? 


                                     VỀ KHÁCH QUAN 

  Sau chiến thắng Đắc Tô - Tân Cảnh lực lượng của ta bị một số tổn thất , một số tuyến đường như đường 50K chưa thông với đường 14 ở phía Bắc , đường 70B chưa vượt qua được dãy cao điểm phía Tây sông Pô Kô , mùa mưa lại đến nên việc vận chuyển đạn , gạo gặp rất nhiều khó khăn , có đơn vị như Sư đoàn 2 trước lúc vào đánh thị xã Kon Tum chỉ còn có 2 ngày gạo . Địch lại sử dụng một lực lượng lớn máy bay B52 ném bom rải thảm , cứ sau 1 giờ máy bay B52 lại thả bom một lần và lặp lại nhiều ngày vào khu vực đóng quân của ta , gây thương vong khá lớn cho bộ đội ta .


                                 VỀ CHỦ QUAN 

   Sau chiến thắng Đắc Tô - Tân Cảnh , nhận thấy thời cơ giải phóng thị xã Kon Tum đã tới , Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã điện chỉ đạo cho Mặt trận Tây Nguyên “ … khắc phục khó khăn , hết sức tranh thủ thời gian , khẩn trương cơ động lực lượng thực hiện ngay nhiệm vụ trung tâm là tất cả để tranh thủ thời cơ giải phóng Kon Tum “ . Đại tướng còn nhấn mạnh : “ … lúc này đưa một Đại đội xuống cũng có giá trị như một Trung đoàn “ . Cũng sau chiến thắng Đắc Tô - Tân Cảnh bộ đội ta khí thế quyết tâm rất cao , ta lại thu được một lượng khá lớn vũ khí , súng đạn của địch ở Căn cứ Tân Cảnh , đặc biệt là pháo 105 ly và 155 ly cùng một số lượng lớn đạn pháo . Tiếc thay do có những khó khăn về công tác đảm bảo nhưng cái chính là do ta CHƯA CÓ QUYẾT ĐOÁN TÁO BẠO , VẪN THỰC HIỆN THEO PHƯƠNG CHÂM TÁC CHIẾN BAN ĐẦU LÀ ĐÁNH CHẮC TỪNG BƯỚC, ĐÁNH XONG VÒNG NGOÀI RỒI MỚI VÀO VÒNG TRONG , ĐÁNH GIÁ SAI VỀ ĐỊCH , ĐÃ BỎ LỠ MỘT CƠ HỘI VÔ CÙNG QUÝ GIÁ là sau khi tiêu diệt Sư đoàn 22 ở Tân Cảnh , địch ở Thị xã Kon Tum rất hoang mang , dao động , lực lượng của chúng ở đây lại mỏng và yếu , chỉ có 2 Tiểu đoàn chủ lực và một số đơn vị địa phương quân của Tỉnh Kon Tum và một Liên đoàn biệt động quân số 6 ở vòng ngoài , khu vực Trí Đạo , Võ Định trong khi đó lực lượng của ta sau chiến thắng Đắc Tô - Tân Cảnh tuy có tổn thất nhưng vẫn cao hơn gấp nhiều lần quân địch ở thị xã Kon Tum . Nếu ta khẩn trương cơ động lực lượng tấn công ngay thì chắc chắn ta đã chiếm được Thị xã Kon Tum . Chiếm được thị xã Kon Tum thì ta sẽ khắc phục được chuyện thiếu đạn , gạo nhưng ta đã để tới 19 ngày sau chiến thắng Tân Cảnh mới tấn công . Trong trận chiến thời cơ có khi chỉ đến trong một vài giờ hoặc một vài ngày . Bỏ lỡ cơ hội quý giá có khi từ thắng chuyển thành bại . Trận đánh thị xã Kon Tum đúng là như vậy . Với thời gian 19 ngày địch đã điều Sư đoàn 23 từ Buôn Ma Thuột về Kon Tum và tăng cường một chiến đoàn xe tăng M41 hơn 20 chiếc từ Gia Lai sang , chúng củng cố lại công sự , hầm hào để phòng thủ . Với thời gian và lực lượng trên địch đã bẻ gãy các cuộc tấn công của ta vào thị xã . 


. Sau trận đánh , Ngô Du - Tư lệnh Quân đoàn 2 của địch đã thú nhận “ … chỉ mong Tướng Hoàng Minh Thảo sau chiến thắng Sư đoàn 22 hoãn tấn công 5 ngày thôi “  thì Ngô Du và Lý Tòng Bá ( Sư trưởng Sư đoàn 23 ) đủ thời gian phối trí quân và đào công sự phòng thủ thị xã này .

  Chính thất bại của trận đánh thị xã Kon Tum mùa hè năm 1972 lại là bài học kinh nghiệm quý giá để Lực lượng vũ trang Tây Nguyên có chiến thắng vang dội mùa Xuân năm 1975 .

Nhận xét